• Giới thiệu về Tài chính Pro
  • Liên hệ hợp tác quảng cáo
FINNEWS
Tài chính Pro
  • Trang chủ
  • Thông báo từ sàn
  • Bách Khoa Về Đầu Tư
    • Kiến thức Crypto
    • Kiến thức Forex
    • Kiến thức Chứng khoán
    • Kiến thức Tổng hợp
  • Sàn giao dịch
    • Top Sàn FX
    • Đánh giá sàn FX
  • Được Tài Trợ
No Result
View All Result
Tài chính Pro
No Result
View All Result
Home Kiến thức Forex

Cách kiểm tra giấy phép sàn môi giới cho người mới

Tháng Năm 12, 2022
Reading Time: 8 mins read
Cách kiểm tra giấy phép sàn môi giới cho người mới
190
SHARES
1.5k
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Nội dung liên quan

Tổng hợp các phiên giao dịch Forex theo giờ Việt Nam

Tổng hợp các phiên giao dịch Forex theo giờ Việt Nam

Tháng Tư 27, 2022
Nến Doji chuồn chuồn là gì? Ứng dụng nến Doji chuồn chuồn

Nến Doji chuồn chuồn là gì? Ứng dụng nến Doji chuồn chuồn

Tháng Tư 27, 2022

Trong quá trình đánh giá, tìm hiểu một sàn môi giới, kiểm tra giấy phép của sàn là một công đoạn vô cùng quan trọng. Công đoạn này giúp bạn đánh giá xem có đúng là sàn này có chịu sự quản lý chặt chẽ từ các cơ quan quản lý tài chính không. Tuy nhiên, nhiều trader mới còn băn khoăn về cách kiểm tra giấy phép của một sàn giao dịch forex. Trong bài viết, chúng tôi sẽ hướng dẫn chi tiết cho bạn.

Vì sao cần kiểm tra giấy phép sàn môi giới

Hiện nay có rất nhiều sàn môi giới khác nhau, tuy nhiên không phải tất cả các sàn đều uy tín và chịu sự quản lý, cấp phép từ các cơ quan quản lý tài chính. Do đó, trước khi quyết định lựa chọn giao dịch trên một sàn, bạn cần kiểm tra kỹ lưỡng tất cả các thông tin về phí, độ minh bạch, nền tảng,…và quan trọng nhất là thông tin về vấn đề pháp lý của sàn. Khi xem xét thông tin pháp lý của một sàn môi giới, bạn có thể kiểm tra độ minh bạch thông tin của sàn và giấy phép hoạt động của sàn này. Bạn có thể xem danh sách các sàn môi giới được cấp phép uy tín tại website expertdautu.

Việc không xem xét, đánh giá kỹ lưỡng về sàn có thể khiến bạn gặp rủi ro khi giao dịch tại các sàn không uy tín. Thực tế, đã có rất nhiều trader do giao dịch trên các sàn không uy tín đã bị mất tiền do sàn không có cơ chế bảo hiểm để bảo vệ người dùng như: cơ chế bảo vệ số dư âm, cơ chế bảo đảm tiền gửi, tách biệt tài khoản… Đây là những cơ chế mà sàn phải chấp nhận khi chịu sự quản lý của các cơ quan tài chính uy tín. Do vậy quyền lợi của người đầu tư cũng được đảm bảo,…Thậm chí, có thể có trường hợp một số sàn mặc dù chưa được cấp phép nhưng vẫn lừa đảo người dùng bằng cách cung cấp thông tin về số giấy phép ảo. Bởi vậy, việc kiểm tra các thông tin về sàn giao dịch, trong đó có giấy phép của sàn là một việc không thể bỏ qua.

Một số cơ quan cấp phép cho sàn môi giới

Trước khi tiến hành kiểm tra giấy phép của sàn môi giới, bạn nên tìm hiểu về một số cơ quan có thẩm quyền cấp phép cho các sàn. Các sàn môi giới uy tín trên thế giới thông thường sẽ được cấp giấy phép hoạt động bởi một số cơ quan uy tín như FCA, ASIC, CySEC, IFSC,…Mỗi cơ quan này có những vai trò, trách nhiệm khác nhau. Một sàn có thể được cấp phép bởi một hoặc nhiều cơ quan khác nhau.

FCA

Đây là cơ quan hoạt động trong lĩnh vực quản lý tại chính tại Anh. Cơ quan này hoạt động với mục đích bảo vệ người dùng, tăng cường tính toàn vẹn của thị trường, thúc đẩy cạnh tranh. FCA hoạt động liên quan đến lĩnh vực luật, bảo hiểm, ngân hàng, chính sách, nguồn nhân lực, dịch vụ công nghệ,…FCA chịu trách nhiệm về hoạt động cho khoảng 58 nghìn doanh nghiệp và khoảng 2.2 triệu người.

ASIC

ASIC là một cơ quan hoạt động trong lĩnh vực quản lý doanh nghiệp, quản lý thị trường, quản lý dịch vụ tài chính cũng như tín dụng tiêu dùng của Australia. Đây là cơ quan hoạt động độc lập của Chính phủ Australia. Vai trò của ASIC là thúc đẩy sự tham gia của các nhà đầu tư cũng như những người dùng đối với hệ thống tài chính, giúp quản lý hệ thống luật một cách hiệu quả, thực hiện hành động để thực thi pháp luật,…

CySEC

Có rất nhiều các nhà môi giới trên quốc tế và các nhà môi giới quyền chọn nhị phân đã thực hiện đăng ký cấp phép từ CySEC. Trách nhiệm của CySEC là giám sát cũng như kiểm soát hoạt động của Sở giao dịch chứng khoán Síp, giám sát và kiểm soát các công ty dịch cụ đầu tư, quỹ đầu tư, các nhà tư vấn đầu tư, các công ty hoạt động trong lĩnh vực quản lý quỹ tương hỗ, cấp giấy phép đối với các công ty đầu tư, xử phạt hành chính cũng như xử phạt kỷ luật đối với những nhà môi giới,…

IFSC

Đây là một cơ quan có trách nhiệm quản lý tài chính của Belize. Trách nhiệm cảu IFSC là giám sát các doanh nghiệp được cấp phép, các nhà tư vấn đầu tư cũng như các công ty quản lý quỹ tương hỗ, cấp phép cho các công ty đầu tư, xử phạt hành chính và kỷ luật đối với các cá nhân và tổ chức.

FSA

FSA là cơ quan quản lý Dịch vụ Tài chính Seychelles, có trách nhiệm quản lý các dịch vụ tài chính phi ngân hàng tại quốc gia này. Cơ quan này có trách nhiệm cấp phép, điều chỉnh cũng như thực thi các yêu cầu quy định tuân thủ, theo dõi và giám sát các hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ tài chính phi ngân hàng ở Seychelles. Bên cạnh đó, cơ quan này cũng chịu trách nhiệm việc đăng ký các công ty kinh doanh quốc tế, các tổ chức, đối tác,…Ngoài ra, cơ quan quản lý Dịch vụ Tài chính Seychelles cũng thực hiện các hành động để chống lại những cá nhân hoặc tổ chức thực hiện hoạt động kinh doanh trái phép ở Seychelles.

Nhìn chung, có khá nhiều cơ quan trên thế giới chịu trách nhiệm cấp phép cho các sàn môi giới. Những cơ quan chúng tôi giới thiệu bên trên là những cơ quan uy tín và phổ biến nhất. Bên cạnh những cơ quan kể trên, một số sàn có thể được cấp phép bởi các cơ quan như: KNF, CBSC, FSCA,…

Cách kiểm tra giấy phép sàn môi giới

Để tìm hiểu về giấy phép hoạt động của sàn, bạn có thể truy cập vào website của sàn môi giới và kéo xuống chân trang. Tại đây, các sàn thường công khai số giấy phép đăng ký cũng như các cơ quan cấp phép. Sau đó bạn tiến hành đối chiếu thông tin giấy phép trên website của các cơ quan mà sàn này đăng ký.

Đa số cách kiểm tra giấy phép sàn môi giới tại website của các cơ quan cấp phép đều giống nhau. Để bạn hiểu rõ hơn về cách thực hiện, chúng tôi sẽ hướng dẫn cụ thể về cách kiểm tra giấy phép tại website CySEC.

  • Bước 1: Mở trang của CySEC.

  • Bước 2: Nhập tên sàn môi giới hoặc số giấy phép mà bạn cần kiểm tra giấy phép vào ô tìm kiếm của website.

  • Bước 3: Đối chiếu thông tin trên website CySEC với thông tin giấy phép trên sàn môi giới.

Nếu kiểm tra giấy phép tại trang web của các cơ quan khác, bạn cũng thực hiện tương tự các bước như trên. Có thể thấy, việc kiểm tra giấy phép sàn môi giới rất đơn giản, thực hiện nhanh chóng.

Nhìn chung, để lựa chọn sàn môi giới uy tín và phù hợp, bạn cần tham khảo nhiều thông tin về sàn. Việc kiểm tra giấy phép của sàn là một bước không thể bỏ qua khi bạn kiểm tra độ uy tín của sàn giao dịch đó. Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn nắm được cách kiểm tra giấy phép của một sàn môi giới trước khi quyết định giao dịch tại sàn.

 

Share76Tweet48

Đề Xuất Nội Dung

Tổng hợp các phiên giao dịch Forex theo giờ Việt Nam
Kiến thức Forex

Tổng hợp các phiên giao dịch Forex theo giờ Việt Nam

1 tháng ago
Nến Doji chuồn chuồn là gì? Ứng dụng nến Doji chuồn chuồn
Kiến thức Forex

Nến Doji chuồn chuồn là gì? Ứng dụng nến Doji chuồn chuồn

1 tháng ago
Mô hình 3 đáy là gì? Thời điểm vàng đầu tư hiệu quả
Kiến thức Forex

Mô hình 3 đáy là gì? Thời điểm vàng đầu tư hiệu quả

1 tháng ago
Dãy chỉ số Fibonancci là gì
Kiến thức Forex

Chỉ báo Fibonacci là gì? Áp dụng chỉ báo Fibonacci thế nào?

1 tháng ago
Thuật ngữ trong Forex mới nhất
Kiến thức Forex

Thuật ngữ trong Forex thường gặp mà Trader nên biết (p1)

2 tháng ago
No Result
View All Result

Sàn Uy Tín

(Review) Đánh giá sàn Exness? Mở tài khoản và hướng dẫn sử dụng Exness

by Ông Ngoại Đu Đỉnh
Tháng Tư 23, 2022
0
Đánh giá sàn môi giới giao dịch Forex Exness? Hướng dẫn cách sử dụng Exness để giao dịch
Đánh giá Brokers

...

Read more

Nội Dung Chính

  1. Nội dung liên quan
  2. Tổng hợp các phiên giao dịch Forex theo giờ Việt Nam
  3. Nến Doji chuồn chuồn là gì? Ứng dụng nến Doji chuồn chuồn
  4. Vì sao cần kiểm tra giấy phép sàn môi giới
  5. Một số cơ quan cấp phép cho sàn môi giới
    1. FCA
    2. ASIC
    3. CySEC
    4. IFSC
    5. FSA
  6. Cách kiểm tra giấy phép sàn môi giới

Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.

  • Web đánh giá tặng mã giảm giá mua sắm
  • Web hướng dẫn cách chơi chơi các loại game bài
  • Web chia sẻ về kiến thức Marketing
  • Web chia sẻ về kiến thức tài chính tổng hợp
  • Web kiến thức về giao dịch ngoại hối 
  • Web thủ thuật và công nghệ
  • Khám phá khoa học và tri thức
  • Tạp chí điện tử xe ô tô – xe máy
  • Cổng thông tin điện tử Finnews

© 2021 - 2022. Bản quyền thuộc Công ty TNHH giải pháp công nghệ và truyền thông KingNCT.

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Thông báo từ sàn
  • Bách Khoa Về Đầu Tư
    • Kiến thức Crypto
    • Kiến thức Forex
    • Kiến thức Chứng khoán
    • Kiến thức Tổng hợp
  • Sàn giao dịch
    • Top Sàn FX
    • Đánh giá sàn FX
  • Được Tài Trợ

© Bản quyền thuộc Tài chính Pro. Thuộc hệ thống của KingNCT | SEO 4.0 Buff từ khóa theo phương pháp thông minh