Chắc hẳn, nhiều nhà đầu tư mới bắt đầu chơi chứng khoán sẽ có nhiều nghi vấn được đặt ra với môi trường này. Người mới bắt đầu đầu tư không chỉ cần kinh nghiệm mà cần phải có đầy đủ kiến thức. Nhà đầu tư nên đầu tư vào những cổ phiếu nào để có thể sinh lời cao ? Hoặc làm sao để mua được cổ phiếu với giá tốt ? Chỉ số P/E ra đời từ đây. Vậy P/E là gì và chúng ta sử dụng nó như thế nào. Hãy cùng chúng tôi điểm qua một vài kiến thức hữu ích dưới đây nhé.
P/E là gì trong chứng khoán ?
Chỉ số P/E là viết tắt của cụm từ tiếng anh Price to Earning Ratio, chỉ số này được dùng để đánh giá các mối quan hệ giữa giá của cổ phiếu trên thị trường và lãi suất thu được từ một cổ phiếu. Chỉ số này là một chỉ số quan trọng dùng để định giá một cổ phiếu. Nếu chỉ số này cao thì giá cổ phiếu sẽ tăng và ngược lại. Nói cụ thể hơn chỉ số này là điểm hoà vốn ước tính, để chúng ta biết được đầu tư trong bao lâu sẽ lấy lại vốn.
Sau khi hiểu P/E là gì chúng tôi sẽ cho bạn một ví dụ dễ hiểu hơn: Một cổ phiếu có giá là 50.000 đồng và lãi được 5000 đồng/năm. Vậy thì nhà đầu tư đó sẽ được hoàn lại vốn trong vòng 10 năm.
P/E là gì trong chứng khoán ?
Chỉ số P/E được tính như thế nào trong thị trường chứng khoán ?
Sau khi định nghĩa được P/E là gì, sau đây hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về công thức của chỉ số P/E. Để tính được chỉ số P/E, chúng ta cần hai yếu tố chính đó là chỉ số EPS là thu nhập của một cổ phiếu, đây là chỉ số có biến số lớn nhất và Price là giá trị trong thị trường của cổ phiếu : P/E = Thị giá của cổ phiếu ( Price ) / Thu nhập của một cổ phiếu hiện tại ( EPS ).
Để việc tính toán chỉ số EPS một cách chính xác hơn thì biện pháp mà nhà đầu tư nên áp dụng đó là sử dụng lượng cổ phiếu lưu hành bình quân trong một kỳ. Hoặc có thể sử dụng lượng cổ phiếu lưu hành bình quân ở thời điểm cuối kỳ để đơn giản hoá được vấn đề này.
Chỉ số P/E được tính như thế nào ?
Nên lựa chọn cổ phiếu như thế nào khi sử dụng chỉ số P/E.
Chỉ số P/E trong thực tế được sử dụng để ước tính sơ bộ và đánh giá các xu hướng của cổ phiếu, không nên áp dụng một cách đơn sơ như vậy trong các trường hợp khác. Tiếp theo sẽ là một vài yếu tố dựa trên chỉ số P/E với mục đích đánh giá thị trường mà nhà đầu tư có thể đưa ra quyết định tốt hơn.
Nên lựa chọn cổ phiếu như thế nào với chỉ số P/E
Dựa vào chỉ số P/E nhà đầu tư có thể chọn được cho mình loại cổ phiếu có tiềm năng trong tương lai.
- Nếu chỉ số P/E cao: Điều này thể hiện rằng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chưa đạt hiệu quả, dẫn đến EPS thấp hoặc bằng 0.
Chỉ số P/E cao
- Nếu chỉ số P/E thấp: Tượng trưng cho mức thu nhập ròng ( EPS ) trên cổ phiếu đang cao.
Chỉ số P/E thấp
Với những cổ phiếu có tính thanh khoản tốt, chỉ số P/E còn giúp nhà đầu tư có nên lựa chọn loại cổ phiếu này hay không.
- Những cổ phiếu có tính ổn định lâu dài thì lại không có khả năng đột biến khiến cho các loại cổ phiếu có vốn hoá thị trường thấp hơn so với chỉ số P/E. Vì thế chỉ số P/E sẽ có tính thanh khoản tốt hơn nhiều so với các cổ phiếu cùng ngành.
Chỉ số P/E thấp không chỉ với những lý do như trên mà bên cạnh đó còn do nhiều doanh nghiệp thu được lợi nhuận bất thường khác và đa số những khoản này sẽ không lập lại trong tương lai hoặc tình hình sản xuất kinh doanh không ổn định dẫn đến các cổ đông đã bán cổ phiếu của mình để chốt lời.
Ý nghĩa của chỉ số P/E đối với thị trường chứng khoán
Về vấn để P/E là gì tới đây có lẽ mọi người đã giải đáp cho mình chút ít về chỉ số P/E. Chỉ số này có tầm quan trọng giúp nhà đầu tư biết được mức giá mình nên chi trả cho một đồng lợi nhuận khi một cổ phiếu sinh ra. Ta có thể hiểu đơn giản rằng, chỉ số P/E cho biết nhà đầu tư nên trả bao nhiêu để mua được cổ phiếu của một doanh nghiệp dựa vào các thông tin thu nhập nhận được của cổ phiếu đó.
Ý nghĩa của chỉ số P/E đối với thị trường chứng khoán
Kết luận
Như vậy, với những thông tin tổng quan của chúng tôi ở trên về chỉ số P/E, hy vọng rằng các nhà đầu tư đã hiểu rõ hơn về khái niệm P/E là gì, cách tính cơ bản để đánh giá cổ phiếu thị trường. Tuy nhiên, đối với những nhà đầu tư mới thì đây chỉ làm một phần nhỏ trong kiến thức chứng khoán. Do đó, nhà đầu tư cần học hỏi thêm thật nhiều để có thể tiến xa hơn trong thị trường này.