Cryptocurrency là gì? Trong những năm gần đây, Cryptocurrency trở thành một hiện tượng mới được rất nhiều người quan tâm. Chính vì những lợi ích mà nó mang lại cho họ. Vậy Cryptocurrency là gì? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này cũng như tầm ảnh hưởng của nó thì hãy tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé.

Cryptocurrency là gì?
Cryptocurrency viết tắt là Crypto. Nó được biết đến là tiền điện tử, tiền kỹ thuật số hay tiền mã hóa. Hệ thống mã hóa phức tạp này dùng để chuyển hóa dữ liệu bí mật nhằm bảo tồn giá trị của các đơn vị trao đổi.
Cryptocurrency được phát triển dưới các mật mã toán học và nguyên tắc kỹ thuật máy tính hiện đại nhất. Với mục đích bảo vệ cấu trúc của nó không để bị phá vỡ được. Vì vậy, các đơn vị giá trị của Cryptocurrency không thể làm giả. Đồng thời, phương thức này giúp người dùng ẩn các thông tin chi tiết khi giao dịch Cryptocurrency.
Điểm nổi bật của Cryptocurrency là hệ thống quản lý phân cấp. Nó không phải chịu sự quản lý của bên thứ ba như ngân hàng trung ương hay bất kỳ một tổ chức nào. Nguồn vốn và giá trị của Cryptocurrency được quản lý bởi chính người dùng và các phương thức mật mã. Đây là yếu tố quan trọng để mang lại sự ổn định cho toàn hệ thống.
Ngoài ra, Cryptocurrency có thể trao đổi bằng tiền mặt tại các sàn giao dịch. Nghĩa là sẽ có tỷ giá dành riêng cho mỗi loại tiền mã hoá với các đồng tiền trên thế giới. Với bản chất độc lập về mặt chính trị cũng như khả năng bảo mật dữ liệu thì người dùng nó sẽ có những lợi thế hơn so với tiền mặt.
Nhiệm vụ của Cryptocurrency là gì?
Như đã tìm hiểu ở trên, Cryptocurrency là gì? Thì nó chính là tiền mã hóa. Nhiệm vụ chủ yếu của tiền mã hoá là dùng để thanh toán. Tất cả hệ thống tiền mã hoá đều liên kết với các hệ thống thanh toán. Việc này nhằm đảm bảo tính bảo mật, tiện ích cho người dùng khi đầu tư vào nó.
Nhiệm vụ thanh toán của Cryptocurrency được chia thành các nhóm chính sau:
Dịch vụ chuyển tiền: Nhóm này chủ yếu cung cấp dịch vụ chuyển tiền quốc tế cho các cá nhân. Nó có chức năng tương đương với các dịch vụ chuyển tiền truyền thống và dịch vụ chi trả các hóa đơn thông thường.
Thanh toán B2B: Với phương thức này, Cryptocurrency cung cấp dịch vụ thanh toán cho các doanh nghiệp, thường là các giao dịch với nước ngoài.
Dịch vụ Merchant: Với nhóm dịch vụ này, Cryptocurrency hướng đến việc thanh toán trong thương mại điện tử. Nó cho phép giao dịch thông qua các phương thức khác nhau, từ thẻ tín dụng cho đến các dạng thanh toán khác.
Dịch vụ chung: Dịch vụ này cho phép sử dụng tiền mã hoá với nhiều mục đích khác nhau. Từ thanh toán nhanh chóng cho những người sử dụng tiền mã hoá khác, đến thanh toán các dịch vụ. Hay chuyển đổi tiền mã hoá thành đồng nội tệ tại các quốc gia khác nhau, và ngược lại.
Xem thêm: DeFi là gì? Tổng quan về tìm năng và cơ hội đầu tư
Cryptocurrency đem đến những ưu điểm nổi bật nào?
Không chỉ đem lại những chức năng tiện ích, Cryptocurrency còn sở hữu cho mình nhiều ưu điểm nổi bật. Cùng điểm qua những ưu điểm đó ngay dưới đây nhé:
Mang lại giá trị cao vì hiếm có
Vì phần mã nguồn quy định ngay từ đầu số đơn vị sẽ được phát hành. Nên Cryptocurrency thông thường rất khan hiếm. Do đó, chức năng nó mang lại chủ yếu là hạn chế những lạm phát trong quá trình sử dụng tiền mặt tạo ra.

Tạo sự nới lỏng tính độc quyền ngoại tệ của chính phủ
Cryptocurrency được đánh giá là phương tiện trao đổi có độ tin cậy cao nằm ngoài sự kiểm soát của các tổ chức ngân hàng hay các tổ chức tài chính.
Điều này sẽ tạo sức hấp dẫn đối với những người dùngthường lo lắng về việc nới lỏng định lượng (ngân hàng in tiền bằng cách phát hành trái phiếu) hay các hình thức khác của chính sách tiền tệ.
Dễ dàng giám sát nhau trên phạm vi cộng đồng
Khai thác mỏ là một hình thức trong cơ chế quản lý chất lượng của Cryptocurrency. Người dùng sẽ tự nhận biết được thù lao cho mình trong công việc. Nên mọi hoạt động trong hệ thống đều đảm bảo tính toàn vẹn và giữ vững giá trị của tiền tệ.
Tính bảo mật cao của
Bảo mật luôn là yếu tố hàng đầu để người dùng tin tưởng Cryptocurrency. Hệ thống cho phép người dùng đăng ký và sử dụng bằng bút danh. Bên cạnh đó, nó không yêu cầu người dùng để lại bất kỳ thông tin về dữ liệu hay tài khoản cá nhân.
Không bị kiểm soát về mặt tài chính
Chính phủ dễ dàng khóa hay đóng băng tài khoản của người dân hoặc đảo ngược các giao dịch của đồng nội tệ. Nhưng với Cryptocurrency sẽ không thể đóng băng hay hạn chế các giao dịch của người dùng. Vì thông tin trên hệ thống được lưu trữ, bảo mật trên khắp thế giới thông qua hệ thống máy tính kết nối internet.
Tiết kiệm tối đa chi phí giao dịch
Nhờ vào một số tính năng có trong hệ thống mà những hoạt động giao dịch hay chi tiêu gian lận đều được giải quyết. Đồng thời tính năng bảo mật hoàn hảo giúp loại bỏ bộ xử lý thanh toán trung gian. Do đó, mà những chí phí trong giao dịch được giảm xuống mức thấp nhất.
Với những chia sẻ trên, hi vọng rằng bạn sẽ hiểu được Cryptocurrency là gì? Và có cái nhìn rõ hơn về các vấn đề liên quan đến Cryptocurrency. Nếu các bạn muốn tham gia vào thị trường này thì có thể liên hệ theo thông tin dướu đây để được nắm bắt chi tiết hơn.
Xem thêm: Chỉ số P/E là gì? Tất tần tật những điều cần biết về P/E
Có rủi ro khi đầu tư vào thị trường Crypto hay không?
Bạn nên nhớ rằng bất kỳ lĩnh vực đầu tư nào cũng tiềm ẩn các rủi ro khi đầu tư tiền vào để sinh ra lợi nhuận. Ngay cả đầu tư vào vàng, chứng khoán hay ngoại tệ vẫn tiềm ẩn rủi ro thì Crypto cũng không ngoại lệ.
Rủi ro của Crypto đến từ đâu? – Có rất nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan về những ảnh hưởng đến xu hướng của Cryptocurrency.
Chủ quan
Thị trường Cryptocurrency luôn luôn thay đổi, các nhà đầu tư phải cân nhắc lựa chọn sàn giao dịch uy tín để giao dịch và phải hiểu rõ bản chất của Coin mà họ muốn mua. Những Coin như Dogecoin, Shiba Inu,… Memecoin là những đồng Coin không được đánh giá cao trong hệ thống Cryptocurrency bởi vì số lượng của những đồng tiền ảo này luôn tăng mỗi năm mà không hề có giới hạn về số lượng khiến giá trị coin mất giá dần theo thời gian.
Khách quan
Bản thân của Cryptocurrency là hướng đến một thi trường phi tập trung (DeFi) nhằm thay thế cho thị trường tập trung (CeFi), khi đó quyền lực của chính phủ, tổ chức hay bên thứ ba đối với tài sản của bạn sẽ giảm dần. Bạn trở thành chủ nhân thực sự cho tài sản của chính bạn. Điều này khiến những tổ chức như ngân hàng và chính phủ không thích vì điều đó làm họ mất đi tầm ảnh hưởng lên nền kinh tế toàn cầu.
Crypto trở thành cái gai trong mắt của chính phủ và các tổ chức tài chính bởi sự phổ biến mạnh mẽ, dễ dàng tiếp cận và mang đến quá nhiều sự công bằng, minh bạch khiến cho những quan chức (tham nhũng) lợi dùng để rửa tiền hoặc giới tội phạm sử dụng đồng tiền điện tử để thực hiện những vụ mua bán của mình nhằm qua mắt sự giám sát của cơ quan điều tra.
Chính vì tính ưu việt trong bảo mật thông tin, an toàn và minh bạch giao dịch đã khiến nhiều nước phải cấm sử dụng Crypto bởi vì những giá trị mà nó mang lại quá lớn vượt khỏi tầm ảnh hưởng của một đất nước. Họ có thể chuyển hàng tỷ đồng sang một tài khoản nước ngoài thông qua Bitcoin hoặc bất kỳ coin nào khác trên thị trương Crypto mà không hề phải chứng minh nguồn tiền ấy từ đâu ra và tiền đó đã được chuyển đi đến đâu.
Việt Nam có cho phép đầu tư vào Crypto hay không?
Tại Việt Nam, nền kinh tế còn quá nhiều sự yếu kém về mọi mặt nên chính phủ không thể chấp nhận đồng tiền điện tử mặt dù nó quá ưu việt về giao dịch. Chính phủ Việt Nam không muốn bị chảy máu tiền tệ sang một nước khác vì điều này sẽ vô hình chung khiến cho giá trị đồng tiền của họ bị mất đi giá trị và gây ra lạm phát lớn. Chính phủ đã đúng với điều này hãy thử hình dùng đồng Bitcoin ở thời điểm năm 2015 – 2016 chỉ có giá dao động từ 70 – 200 triệu đồng nhưng tại thời điểm hiện tại việc sở hữu 1 bitcoin có giá lên đến 1 tỷ đồng cho một coin.
Tại Khoản 6 và 7 Điều 4 Nghị định 101/2012/NĐ-CP sửa đổi bởi Nghị định 80/2016/NĐ-CP quy định:
“6. Phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt sử dụng trong giao dịch thanh toán (sau đây gọi là phương tiện thanh toán), bao gồm: Séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng và các phương tiện thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
7. Phương tiện thanh toán không hợp pháp là các phương tiện thanh toán không thuộc quy định tại khoản 6 Điều này”.
Bên cạnh đó, Công văn 5747/NHNN-PC của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 21/07/2017 gửi văn phòng chính phủ cũng khẳng định:
“Tiền ảo nói chung và Bitcoin, Litecoin nói riêng không phải là tiền tệ và không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam. Việc phát hành, cung ứng và sử dụng tiền ảo nói chung và Bitcoin, Litecoin nói riêng (phương tiện thanh toán không hợp pháp) làm tiền tệ hoặc phương tiện thanh toán là hành vi bị cấm. Chế tài xử lý hành vi này đã được quy định tại Nghị định 96/2014/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng và Bộ luật Hình sự 2015 (đã sửa đổi, bổ sung).”
Qua những điều trên có thể thấy rằng việc sử dụng đồng tiền ảo (Cryptocurrency) tại Việt Nam để thanh toán và mua bán là hoàn toàn trái với quy định của pháp luật đồng thời có thể bị truy tố về trách nhiệm hình sự. Các nhà đầu tư phải cân nhắc kỹ lưỡng trước điều này. Nếu xảy ra bất kỳ sự cố giao dịch nào cơ quan chức năng sẽ không hỗ trợ giải quyết cho bạn.
Tổng kết về Cryptocurrency
Qua nội dung trên, TaichinhPro.com hy vọng các bạn đã có cái nhìn tổng quan hơn và hiểu hơn về Cryptocurrency là gì? và từ đó sẽ đưa ra quyết định trong việc đầu tư. Hãy theo dõi trang Web để dễ dàng trong việc cập nhật nôi dung mới nhất từ chúng tôi.
Thông tin liên hệ:
Nguyễn Chí Toàn, admin web TaichinhPro.com.
Email: support@taichinhpro.com
Di động: (+84)94 837 8849