Hiện nay, nhiều doanh nghiệp vẫn còn thắc mắc điểm hòa vốn là gì ? Công thức tính điểm hòa vốn của dự án như thế nào ? Bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng đòi hỏi phải tính toán các quy trình hoạt động và mức doanh thu hoặc mức thu nhập tối thiểu để tính điểm hòa vốn. Từ đó, doanh nghiệp mới có thể hòa vốn và phát triển được. Thấu hiểu được điều ấy, bài viết này sẽ đưa thông tin chi tiết về điểm hòa vốn là gì và cách tính.
Khái niệm về điểm hoà vốn
Điểm hòa vốn tiếng anh là Break Even Point có nghĩa là doanh số bán hàng và số lượng sản phẩm bán ra hay quy trình hoạt động sản xuất trong bao lâu và cần thiết để doanh nghiệp bắt đầu có lợi nhuận. Để dễ hiểu hơn, điểm hòa vốn là điểm mà doanh thu trong một giai đoạn được đoạn đề ra bằng tổng chi phí hoặc là một tổng số dư đảm phí bằng tổng chi phí định phí. Điểm hòa vốn của dự án được tính sẽ dựa vào công thức tính để xác định và phân tích điểm hòa vốn từ đó cho phép ta xác định mức doanh thu với số lượng sản phẩm và thời gian cần đạt được để bù lại hết tất cả chi phí doanh nghiệp bỏ ra, tức là đạt hòa vốn.
- Vào thời điểm này có ba yếu tố để xác định được điểm hòa vốn:
- Số lượng sản phẩm sản xuất được và thời gian quy trình sản xuất.
- Doanh số, lợi nhuận bán được và số lượng sản phẩm tiêu thụ.
- Thời gian doanh nghiệp đạt hòa vốn trong năm.

Công dụng của việc xác định điểm hòa vốn
Tác dụng của việc xác định điểm hòa vốn giúp cho doanh nghiệp có một cái nhìn về ‘bức tranh toàn diện’ về mối quan hệ giữa chi phí, số lượng sản phẩm bán ra và lợi nhuận. Từ đó, doanh nghiệp có thể lên kế hoạch, chiến lược kinh doanh bài bản, dựa trên những dự tính về thời gian thu hồi vốn. Để đạt được điểm hòa vốn doanh nghiệp phải đảm bảo những điều sau đây:
- Số lượng các sản phẩm bán ra hay doanh thu, lợi nhuận ở mức nào để có thể đạt được điểm hòa vốn.
- Doanh nghiệp phải cân nhắc và điều chỉnh phạm vi an toàn để tránh phải bị lỗ, từ đó có những điều chỉnh phù hợp để thúc đẩy quy trình bán hàng tốt hơn và có thể mang về lợi nhuận cao trong những năm sau khấu hao.
- Doanh nghiệp phải dự tính được thời gian khấu hao để đảm bảo quá trình kinh doanh an toàn và hạn chế rủi ro nhất có thể.
Thuật ngữ về điểm hòa vốn
Chi phí khấu hao là thuật ngữ thường thấy khi nhắc đến điểm hòa vốn. Chi phí khấu hao là một phương pháp kế toán giúp phân bổ chi phí hợp lý của một tài sản cho đến khi hết giá trị của tài sản này. Chính vì vậy chi phí khấu hao được dùng rất nhiều khi tính điểm hòa vốn, trong đó các loại chi phí nằm trong khấu hao bao gồm như đầu tư thô, máy móc trang thiết bị và chi phí cho ông cụ hay dụng cụ.

Ưu điểm của phân tích điểm hoà vốn
Việc phân tích điểm hoà vốn được các doanh nghiệp sử dụng rộng rãi trong hoạt động sản xuất kinh doanh, bởi vì nó có một số những ưu điểm, lợi ích như sau:
- Được sử dụng để đánh giá lãi suất, lợi nhuận và chi phí của một dự án hay một doanh nghiệp.
- Được ứng dụng trong lĩnh vực đưa ra những phương án sản xuất đầu tư.
- Có khả năng sử dụng trong phân tích rủi ro của doanh nghiệp hay một dự án đầu tư.
5. Những hạn chế của phân tích điểm hòa vốn
Qua phân tích những ưu điểm khi xác định điểm hoà vốn, ta có thể thấy việc phân tích điểm hòa vốn mang lại khá nhiều lợi ích cho doanh nghiệp hay dự án. Tuy nhiên song song đó vẫn có những bất lợi và hạn chế khi phân tích điểm hòa vốn. Dưới đây là một số những hạn chế như sau :
Khá phức tạp trong việc phân chia
Đa phần các kết cấu của chi phí đều khá rắc rối và phức tạp, chúng bao gồm nhiều khoản mục không thể phân bổ một cách chính xác và cụ thể thành các khoản định phí và biến phí. Chính vì vậy, sẽ rất khó khi phân tích điểm hoà vốn với kết cấu chi phí phức tạp, rắc rối và việc phân chia chỉ mang tính tương đối.
Sự đa dạng sản phẩm
Trên thực tế rất ít doanh nghiệp chỉ sản xuất một loại sản phẩm, do đó muốn xem xét phân tích điểm hồi vốn phải quy đổi các sản phẩm khác nhau thành một loại sản phẩm duy nhất và việc này thì rất tốn thời gian và phức tạp tuy nhiên chúng chỉ mang tính chất tương đối.
Kết luận
Trên đây là toàn bộ những thông tin về điểm hòa vốn, đặc biệt là những ưu điểm và hạn chế khi phân tích điểm hòa vốn. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích bạn trong quá trình phát triển doanh nghiệp và đưa ra những chính sách hợp lý cho doanh nghiệp của bạn.
Đọc thêm: Wash trade và rửa tiền trong NFT là gì?