Đường MACD là một trong những chỉ báo quan trọng phản ánh sự biến động của thị trường, từ đó giúp các nhà đầu tư đưa ra quyết định giao dịch đúng đắn nhất. Chính vì thế việc tìm hiểu về đường MACD là gì? Cách sử dụng đường MACD trong chứng khoán hiệu quả? là vấn đề mà những nhà đầu tư cần nắm rõ. Cùng Tài chính Pro tìm hiểu nhé!
Đường MACD là gì?
Đường MACD là viết tắt của Moving Average Convergence/ Divergence hay còn gọi là đường trung bình động hội tụ, phân kỳ. Đây là một trong những chỉ báo có thể xác định chính xác giá trị mà nó sẽ tạo ra bằng cách sử dụng 2 yếu tố đó là hội tụ và phân kỳ. Bên cạnh đó, MACD cũng xác định rõ mức độ mạnh – yếu và xu hướng của quá trình thay đổi giá tăng hay giảm.
Đường MACD được xếp vào các loại chỉ báo muộn vì nó dựa trên các dữ liệu đã xảy ra trong quá khứ để định giá. Rất nhiều nhà đầu tư đã dựa vào chỉ báo này để thực hiện cài đặt lệnh trong quá trình thực hiện giao dịch tại Forex.
Tìm hiểu về đường MACD
Ý nghĩa của đường MACD trong giao dịch Forex
Hiểu được ý nghĩa của đường MACD, nhà đầu tư sẽ có thể sử dụng một cách hiệu quả hơn, thu về lợi nhuận khủng khi giao dịch. Dưới đây là ý nghĩa quan trọng của đường chỉ báo MACD mà bạn nên nắm rõ:
Đường MACD giao với đường tín hiệu cho dự báo về xu hướng giá
MACD có 2 đường, trong đó đường màu xanh là MACD và đường màu đỏ là đường tín hiệu. Nhà đầu tư sẽ dựa vào 2 đường này để phân tích kỹ thuật khi thực hiện giao dịch:
- Trường hợp đường MACD giao với đường tín hiệu theo chiều từ dưới lên sẽ báo hiệu giá tăng hơn mức hiện tại. Đây được xem là tín hiệu tốt để các nhà đầu tư thực hiện lệnh mua vào.
- Trường hợp đường MACD vượt đường tín hiệu theo chiều từ trên xuống sẽ báo hiệu giá đang trên đà giảm. Ngay tại thời điểm này, các nhà đầu tư nên vào lệnh bán.
Phân tích tính phân kỳ/ hội tự của đường MACD từ đó xác định diễn biến giá
Thông thường, khi giá đi lên đường MACD cũng sẽ đi lên và ngược lại. Tuy nhiên trong một số trường hợp đặc biệt được gọi là hội tụ và phân kì của đường MACD, cụ thể như sau:
- Phân kì: Khi hai đường màu đỏ đi xa nhau, đây là thời điểm giá đang đi lên nhưng đường MACD lại đi xuống. Hành động này báo hiệu giá sẽ đảo chiều từ tăng sang giảm, và nhà đầu tư nên cân nhắc bán cổ phiếu.
- Hội tụ: Khi 2 đường màu xanh sát lại gần nhau, đây là thời điểm giá đi xuống còn đường MACD đi lên. Hành động này dự báo giá sẽ đảo chiều từ giảm sang tăng, nhà đầu tư nên cân nhắc vào lệnh mua để kiếm lợi nhuận.
Ý nghĩa của đường MACD
Cách sử dụng đường MACD hiệu quả khi giao dịch
Nắm bắt được cách sử dụng đường MACD, nhà đầu tư sẽ biết được cách diễn giải những tín hiệu chỉ báo, từ đó tối ưu hiệu quả giao dịch đầu tư của mình. Dưới đây là những tín hiệu mà các nhà đầu tư cần nắm bắt và xem xét xét để có thể sử dụng đường MACD hiệu quả:
Điểm giao nhau:
Ngay khi đường MACD cắt nhau tại đường zero sẽ xuất hiện điểm giao, đây là dấu hiệu của xu hướng tăng.
Khi chỉ báo MACD có dấu hiệu giảm từ trên đường zero xuống, đây chính là tín hiệu cho thấy xu hướng giảm. Còn khi chỉ báo MACD có dấu hiệu tăng từ dưới đường zero lên, đây chính là tín hiệu dự báo xu hướng sắp tăng.
Hướng của sự giao nhau
Trường hợp đường MACD cắt theo hướng từ dưới lên trên, chỉ báo sẽ cho tín hiệu xu hướng tăng giá và ngược lại. Thời điểm MACD càng xa đường zero thì tín hiệu của chủ báo tạo ra sẽ càng lúc càng mạnh mẽ.
Việc xác định thời điểm thích hợp để đặt lệnh giao dịch mua/ bán được xem là phần khó nhất khi sử dụng đường MACD. Tuy nhiên đây lại là cách tốt nhất để nhà đầu tư thực hành từ đó rút ra được những bài học thực tế về đường MACD.
Cách sử dụng đường MACD hiệu quả
Một số lưu ý khi sử dụng đường MACD
Dưới đây là những lưu ý mà các nhà đầu tư cần nắm rõ để có thể sử dụng đường MACD hiệu quả hơn:
- Nhà đầu tư cần xem xét thật kỹ trục đồ thị dài hạn sang ngắn hạn để có thể phát huy hiệu quả tối đa của đường MACD.
- Nhà đầu tư nên quan sát thời điểm tín hiệu hình vuông màu xanh, đỏ trên biểu đề ban đầu để cân nhắc đặt lệnh sao cho phù hợp và hiệu quả nhất.
- Chú ý rằng nếu có xu hướng thay đổi từ âm sang dương có nghĩa là giá sẽ tăng, ngược lại từ dương sang âm sẽ là xu hướng giảm.
- Thông thường nguyên nhân chính gây ra thua lỗ trong tài chính đó là do nhà đầu tư thường đặt lệnh mua/ bán khi cổ phiếu hình thành. Trên thực tế, rất nhiều trường hợp tín hiệu bị gãy nhiễu dẫn đến những quyết định sai lầm.
Lời kết
Bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về đường MACD là gì, ý nghĩa, và cách sử dụng đường MACD sao cho hiệu quả nhất. Để có thể đạt được kết quả đầu tư tốt nhất, bên cạnh việc sử dụng chỉ báo MACD nhà đầu tư nên tìm hiểu và vận dụng kết hợp thêm các chỉ bảo khác.