Ebitda là gì? Đây là chỉ số cực kỳ quan trọng đối với các doanh nghiệp hiện nay. Vậy cách tính của nó như nào, lưu ý gì khi sử dụng chỉ số này khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Tất cả sẽ được Tài chính Pro giải đáp trong bài viết dưới đây.
Chỉ số ebitda là gì?
Ebitda thực chất là từ viết tắt của Earning before interest, taxes, depreciation and amortization, hiểu theo nghĩa tiếng Việt là lợi nhuận trước thuế, khấu hao và lãi vay. Đây là chỉ số được dùng để đánh giá tình hình của doanh nghiệp thông qua lợi nhuận.

Đây có thể coi là một thước đo quan trọng và chính xác nhất khi muốn xác định hiệu quả tài chính của công ty. Vì vậy được các doanh nghiệp sử dụng rất phổ biến hiện nay.
Hướng dẫn cách tính ebitda đơn giản nhất
Sau khi đã biết thông tin về ebitda là gì? Hãy cùng tìm hiểu xem cách tính của chỉ số này.

Ebitda có 3 công thức tính như sau:
- EBITDA = Lợi nhuận sau thuế + Thuế + Lãi vay + Khấu hao
- EBITDA = Lợi nhuận trước thuế + Lãi vay + Khấu hao
- EBITDA = EBIT + Khấu hao
Trong đó:
- Các thông tin liên quan đến lợi nhuận trước thuế, sau thuế, thuế, lãi vay và khấu hao sẽ xem trong bảng báo cáo tài chính hoặc báo cáo lưu chuyển tiền tệ của công ty.
- Còn thông tin về chỉ số EBIT ( Earnings Before Interest and Taxes – Lợi nhuận trước lãi vay và thuế) được xem trong bảng hoạt động kinh doanh.
Hoặc có thể tính EBIT theo công thức sau:
EBIT = Lợi nhuận sau thuế + thuế thu nhập của doanh nghiệp + Lãi vay hoặc EBIT = Lợi nhuận trước thuế + Lãi vay
Ví dụ cụ thể khi tính ebitda: Giả sử công ty A có lợi nhuận sau thuế là 200 triệu đồng, thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp là 30 triệu đồng, chi phí khấu hao là 20 triệu đồng, lãi vay là 20 triệu đồng. Lúc này Ebitda được tính như sau:
EBITDA = Lợi nhuận sau thuế + Thuế + Lãi vay + Khấu hao = 200 + 30 + 20 +20 = 270 triệu đồng.
Ý nghĩa chỉ số Ebitda là gì?

Đối với các nhà đầu tư và các doanh nghiệp chỉ số Ebitda có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
- Giúp các nhà đầu tư, quản lý có thể đánh giá tình hình kinh doanh của doanh nghiệp có đang tốt hay không và dự đoán về tiềm năng phát triển trong tương lai.
- Ngoài ra còn giúp các nhà đầu tư có thể tự phân tích và có cái nhìn chính xác, không bị phụ thuộc vào bức tranh tài chính hoàn hảo mà các doanh nghiệp đưa ra.
- Thường được các doanh nghiệp sản xuất, công nghệ áp dụng để tránh nhắc tới lợi nhuận ròng quá thấp do chi phí khấu hao cao. Ebitda sẽ giúp báo cáo tài chính của doanh nghiệp trở nên đẹp hơn và tạo được lòng tin với các nhà đầu tư đang có nhu cầu rót vốn vào đây.
- Sử dụng chỉ số Ebitda để so sánh tiềm năng giữa các công ty để các nhà đầu tư đưa ra lựa chọn chính xác hơn.
4 lưu ý cho các nhà đầu tư và quản lý doanh nghiệp khi sử dụng chỉ số Ebitda
Sau khi tìm hiểu về Ebitda là gì, sau đây hãy cùng Tài chính Pro tìm hiểu về các lưu ý quan trọng dành cho bạn khi sử dụng Ebitda nhé.
Ebitda không thay thế cho dòng tiền
Theo như công thức tính, Ebitda sẽ loại bỏ chi phí lãi vay và thuế thu nhập của doanh nghiệp để đánh giá kết quả kinh doanh. Nhưng trên thực tế, các doanh nghiệp cần phải đóng ngân sách lãi vay và nộp thuế cho nhà nước. Vậy nên nếu như muốn có cái nhìn tổng quan nhất về tiềm năng của doanh nghiệp, các nhà đầu tư nên xem xét cả chỉ số ebitda và dòng tiền.
Chỉ số Ebitda không đề cập tới khấu hao
Một ví dụ như sau: Công ty A có mức lợi nhuận sau thuế là 200 triệu đồng, lãi vay phải trả là 220 triệu đồng, chi phí khấu hao là 100 triệu đồng.
Lúc này chỉ số ebitda sẽ được tính như sau EBITDA = 200 + 220 + 100 = 520 triệu đồng.
Nhưng thực tế trong quá trình sử dụng sẽ xảy ra hao mòn, sửa chữa và nâng cấp, chi phí này không được nhắc đến trong Ebitda vậy nên sẽ làm sai lệch chi phí lãi vay của doanh nghiệp
Không nên đánh giá một chỉ số Ebitda
Hiện tại các doanh nghiệp luôn muốn các nhà đầu tư có cái nhìn tốt cho doanh nghiệp, vậy nên sẽ làm giả số liệu ebitda cao hơn. Vậy nên, nếu bạn có mong muốn đầu tư vào bất kỳ doanh nghiệp nào không nên chỉ xem xét đến chỉ số ebitda là gì mà còn phải xem xét chất lượng lợi nhuận ròng của doanh nghiệp nhé.
Ebitda làm hạ giá trị của công ty
Khi sử dụng chỉ số Ebitda sẽ khiến công ty của bạn trông rẻ hơn so với giá trị thực tế. Bởi vì các nhà đầu tư chỉ quan tâm đến bội số của Ebitda là gì mà không quan tâm đến thu nhập thuần của doanh nghiệp.
Lời kết
Bài viết trên đã chia sẻ những kiến thức cơ bản về ebitda là gì và các vấn đề xung quan việc sử dụng ebitda. Mong rằng những thông tin trên sẽ giúp mọi người biết thêm về một chỉ số đánh giá hoạt động kinh doanh đặc biệt đối với các nhà đầu tư đang có ý định rót tiền vào bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần quan tâm đến.