Lợi nhuận là yếu tố hàng đầu mà nhiều doanh nghiệp luôn xem xét để đánh giá khả năng sinh lợi nhuận cho một doanh nghiệp. Nhưng nếu chỉ nhìn vào con số sự tăng trưởng qua các năm thì không phải lúc nào nó cũng tuyệt đối cho bạn một cái nhìn chính xác về doanh nghiệp. Chính vì thế Gross Margin ra đời và giúp ích cho các doanh nghiệp rất nhiều. Bài viết này sẽ giải thích cho bạn Gross margin là gì và vì sao các doanh nghiệp cần nó.
Gross Margin là gì ?
Gross Margin hay còn gọi là Gross Profit Margin, nó có nghĩa là biên lợi nhuận gộp, là chỉ tiêu quan trọng để xem xét, đánh giá khả năng sinh lợi nhuận cho doanh nghiệp. Chỉ tiêu này cho biết với mỗi đồng sản phẩm bán ra thì doanh nghiệp thu về được bao nhiêu lợi nhuận gộp, sau khi đã trừ đi giá vốn sản phẩm. Gross Margin còn cho biết số tiền lãi mà doanh kiếm được và cũng là một yếu tố căn bản đại diện cho khả năng mang đến lợi nhuận và sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Chỉ số này sẽ đo lường sự chênh lệch giữa giá bán và giá vốn doanh nghiệp bỏ ra để cấu thành nên sản phẩm và dịch vụ.
Nói ngắn gọn, Gross Margin là chỉ tiêu đại diện cho khả năng sinh lời và sức cạnh tranh của công ty, chỉ số này được dùng làm tiền đề để tính tỷ lệ lợi nhuận gộp. Chỉ số này thể hiện tỷ lệ giúp theo dõi sự tăng trưởng và lợi nhuận của doanh nghiệp. Ngoài ra, còn so sánh nó với tỷ lệ lợi nhuận của các đối thủ cạnh tranh cùng ngành.
Vai trò của Gross Margin
Biên lợi nhuận gộp cao là dấu hiệu cho thấy khả năng sinh lợi của công ty đang rất tốt. Các doanh nghiệp sử dụng chỉ số này cho từng sản phẩm là bước đệm đầu tiên để thiết lập chính sách giá. Ngoài ra cũng áp dụng nó trong việc đàm phán về các hạng mục chi phí mua nguyên vật liệu với các nhà cung cấp.
Việc tính tỷ lệ GICS cho từng sản phẩm sẽ giúp các doanh nghiệp so sánh được sự đóng góp của chúng vào toàn bộ công việc kinh doanh. Gross margin được thể hiện dưới dạng phần trăm.
Mục đích của Gross Margin
Mục đích của Gross Margin là mang lại lợi nhuận và để xác định giá trị doanh số bán hàng có gia tăng hay không và hỗ trợ đưa ra quyết định định giá và khuyến mại. Tỷ suất lợi nhuận (gross margin) được thể hiện trên doanh số bán hàng đại diện cho một yếu tố chính đó là điều chỉnh và cân nhắc kinh doanh cơ bản nhất, gồm doanh thu và dự báo. Tất cả các nhà quản lý nên và thường làm, biết tỷ suất lợi nhuận kinh doanh gần đúng của họ. Tuy nhiên, các nhà quản lý rất khác nhau về các giả định mà họ sử dụng để tính toán tỷ suất lợi nhuận và theo cách họ phân tích và truyền đạt những số liệu quan trọng này. ”
Ý nghĩa khi doanh nghiệp sử dụng Gross Margin
Gross Margin với tỷ lệ càng cao thì doanh nghiệp càng phát triển và làm ăn càng có lãi. Tuy nhiên trường hợp ngược lại, nếu như biên lợi nhuận gộp thấp thì doanh nghiệp làm ăn thua lỗ và kém hiệu quả. Chính vì thế, để đánh giá được chỉ tiêu này bao nhiêu là tốt thì doanh nghiệp cần đặt trong bối cảnh riêng của mỗi doanh nghiệp hoặc mỗi ngành.
Sau khi đã hiểu được Gross margin là gì và vai trò hay mục đích của chúng thì dưới đây là một vài những lợi ích khi doanh nghiệp áp dụng Gross Margin vào quy trình của công ty :
- Gross margin là kết quả tính toán tỷ lệ được dùng để đánh giá doanh nghiệp đang có lời và có nhiều lợi nhuận hay không. Hoặc là để so sánh doanh nghiệp có tiềm năng phát triển hay không.
- Thông qua chỉ số sẽ giúp doanh nghiệp có thể so sánh được với các đối thủ cạnh tranh cùng ngành. Từ đó, xác định được chỗ đứng của doanh nghiệp và doanh nghiệp của bạn có thể cạnh tranh được với đối thủ hay không.
- Ngoài ra, gross margin còn giúp đánh giá được tỷ lệ lợi nhuận trong vòng 3 năm của doanh nghiệp.
Công thức tính Gross Margin
5.1. Đây là công thức tính gross margin (biên lợi nhuận gộp) với kết quả để ở giá trị tuyệt đối :
Biên lợi nhuận gộp = Doanh thu (đã trừ thuế) – Chi phí nguyên vật liệu (đã trừ thuế)
Chi phí mua nguyên vật liệu được tính từ tiền mua hàng và thay đổi hàng tồn kho.
5.2. Đây là công thức tính tỷ lệ lợi nhuận gộp cận biên theo tỷ lệ phần trăm :
Tỷ lệ lợi nhuận gộp cận biên = (lợi nhuận gộp/doanh thu hàng bán ) x 100%
Kết luận
Trên đây là toàn bộ thông tin về gross margin là gì và vai trò, mục tiêu và cả cách tính biên lợi nhuận gộp. Các bạn có thể xem và tham khảo nếu có bất kỳ thắc mắc hãy để lại bình luận. Chúc các bạn thành công !