Mô hình PESTLE là một công cụ chiến lược vô cùng hữu ích cho môi trường kinh doanh trong doanh nghiệp. Mô hình này dùng để phân tích thị trường, giúp bạn thực hiện chiến lược marketing phù hợp hơn. Tuy nhiên lại có khá nhiều người chưa thực sự hiểu hết về phân tích PESTLE. Thấu hiểu được điều đó, Tài chính Pro sẽ giải đáp về mô hình PESTLE là gì qua bài viết sau đây.

Phân tích PESTLE là gì ?
Mô hình Pestle hay còn gọi là Pestel là một công cụ vô cùng hữu ích trong việc xác định các nguyên nhân, yếu tố có thể gây ra thay đổi trong thị trường kinh doanh của bạn. Pestle còn giúp cho các doanh nghiệp hiểu được sự tăng trưởng hay suy thoái của thị trường cũng như giúp các doanh nghiệp hiểu được vị thế trong môi trường kinh doanh, cơ hội và định hướng cho các hoạt động của doanh nghiệp. Từ đó các doanh nghiệp có thể vạch ra chiến lược cho doanh nghiệp, cũng như lên kế hoạch marketing cho doanh nghiệp của mình. Để có thể hiểu được mô hình pestle, doanh nghiệp sẽ phải xem xét sáu yếu tố dưới đây trong khi thực hiện phân tích pestle:
1.1. P : Chính trị
Chính trị tên tiếng anh là Political factors có tác động khá cao đến việc vận hành kinh doanh và khả năng, mong muốn chi tiêu của người tiêu dùng. Dưới đây là một số các khía cạnh của yếu tố chính trị như sau:
- Sự ổn định về kinh tế chính trị của quốc gia.
- Các chiến lược và chính sách phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
- Các chính sách phát triển kinh tế của các ngành hay lĩnh vực ở các vùng miền hay địa phương.
- Đề ra các chiến lược đưa ra những chính sách hội nhập quốc tế nhằm phát triển kinh tế.
- Các chính sách mở cửa, mở rộng ngành du lịch hay chính sách thương mại quốc tế.
1.2. E : Kinh tế
Kinh tế tiếng anh là Economic factors là yếu tố phân tích thị trường các doanh nghiệp cần chú ý và đánh giá tình hình kinh tế doanh nghiệp trong cả ngắn hạn và dài hạn và sự can thiệp của chính phủ tới nền kinh tế.
Trên thực tế, các doanh nghiệp thường sẽ dựa trên các yếu tố kinh tế để phân tích thị trường và đưa ra các quyết định đầu tư vào các ngành hay khu vực nào. Cụ thể như sau:
- Tình hình và giai đoạn của nền kinh tế hiện tại ảnh hưởng đến chu kỳ kinh doanh.
- Các yếu tố nào tác động đến nền kinh tế.
- Lãi suất hay lạm phát hiện tại thế nào, các doanh nghiệp ảnh hưởng ra sao.
- Các chính sách, chiến lược về phát triển kinh tế của Chính phủ.
- Thị trường có triển vọng cho kinh tế trong tương lai.
- Nguồn lao động, chi phí cho nhân công, tình trạng thất nghiệp.
1.3. S : Xã hội
Social factors có nghĩa là các yếu tố xã hội ảnh hưởng đến doanh nghiệp ở tùy từng mức độ khác nhau và cần được xem xét cẩn thận. Mỗi một quốc gia đều có những yếu tố xã hội đặc trưng và giá trị văn hóa khác nhau. Một doanh nghiệp phải để ý đến những yếu tố này, bởi vì chúng là đặc điểm của người tiêu dùng tại các khu vực đó và có ảnh hưởng quan trọng đến hầu như tất cả các sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp muốn tung ra thị trường và tiếp cận người tiêu thụ.

1.4. T : Công nghệ
T được viết tắt bởi chữ Technological factors có nghĩa là công nghệ. Trên thực tế, công nghệ kỹ thuật được xem là một yếu tố quan trọng của doanh nghiệp vì nó là một công cụ hỗ trợ doanh nghiệp để đạt được lợi thế trên thị trường. Sự phát triển kỹ thuật có thể tác động đến những sản phẩm, dịch vụ, thị trường, đối thủ cạnh tranh, khách hàng, quá trình sản xuất, vị thế cạnh tranh của các doanh nghiệp,…. Sự phát triển các kỹ thuật công nghệ có khả năng tạo ra các lĩnh vực công nghiệp mới, và cũng làm tăng các giá trị đầu vào cho các ngành dịch vụ và sản xuất.
Công nghệ có thể được đưa vào sử dụng vào các mục đích sau :
- Đầu tư công nghệ vào bộ máy nhà nước hay các doanh nghiệp, đặc biệt là vào công tác nghiên cứu và phát triển.
- Công nghệ giúp làm tăng tốc độ, chu kì của quy trình sản xuất so với làm tay truyền thống.
1.5. L : Pháp lý
L là từ viết tắt của các yếu tố pháp lý (Legal factors). Phân tích yếu tố pháp lý giúp các doanh nghiệp đưa ra được nhận xét cho cả hai góc độ : các vấn đề bên trong và bên ngoài của một công ty. Từ đó các doanh nghiệp có thể đưa ra chiến lược, kế hoạch để giải quyết cả hai khía cạnh pháp lý này. Tuy nhiên hãy chú ý rằng mỗi một quốc gia sẽ có luật lệ riêng, một số luật lệ có thể ảnh hưởng đến doanh nghiệp của bạn tại quốc gia mà bạn đang hoạt động.
1.6. E : Môi trường
E của mô hình Pestle này là viết tắt của từ Environmental (Môi trường) giúp bạn biết các khía cạnh môi trường có thể ảnh hưởng đến doanh nghiệp của bạn. Các khía cạnh môi trường có thể là nhiệt độ, khí hậu, thiên tai,… là các yếu tố tự nhiên có khả năng ảnh hưởng đến du lịch và điều kiện khí hậu từ đó có thể ảnh hưởng đến kinh tế xã hội.

Mục đích của phân tích PESTLE là gì?
PEST là công cụ phân tích hữu ích giúp doanh nghiệp nắm được “bức tranh toàn cảnh” về môi trường kinh doanh mà doanh nghiệp đang hoạt động, từ đó nhận dạng được những cơ hội và mối đe dọa tiềm ẩn trong nó. Việc phân tích PEST giúp doanh nghiệp thấu hiểu môi trường kinh doanh. Từ đó, họ có thể vạch ra kế hoạch rõ ràng và phù hợp đối với từng khu vực cụ thể, tận dụng tối đa những cơ hội đến với mình và giảm thiểu các mối đe dọa và dễ dàng đối mặt với các thách thức.
Kết luận
Trên đây là toàn bộ thông tin về mô hình Pestle mà bạn cần lưu ý nếu như muốn doanh nghiệp của mình phát triển vững mạnh hơn. 6 yếu tố này sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến lĩnh vực kinh doanh, bạn hãy tham khảo và tìm hiểu thêm nếu muốn phân tích và hiểu được nhu cầu của thị trường và cả người tiêu dùng.